Tin tứcTin tức & Sự kiện

(Tiếng Việt) Tác động từ sự tăng trưởng ngành Thép đối với Logistics

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, các hệ lụy của dịch bệnh đã tạo sức ép nặng nệ lên nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong bức tranh đầy ảm đạm đó, ngành thép trong nước vẫn có sự bức phá ngoạn mục. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của cả nước trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, trị giá gần 5,26 tỷ USD, giá trung bình 533,4 USD/tấn, tăng mạnh 47,9% về lượng, tăng 25% về kim ngạch nhưng giảm 15,5% về giá so với năm 2019.

Riêng những tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép đã tăng trưởng ở mức cao, bất chấp các khó khăn do dịch bệnh. Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng chưa từng có, đạt 1,568 triệu tấn, trị giá 1,123 tỷ USD, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính cả 603 triệu USD từ các sản phẩm sắt thép (tăng 26,4% so với cùng kỳ), thì kim ngạch xuất khẩu sắt thép – sản phẩm sắt thép vọt lên trên 1,7 tỷ USD. Trong đó phải kể đến sản lượng thép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 35,9%, Campuchia đứng thứ 2 thị trường, chiếm gần 16%, tiếp sau đó là thị trường Thái Lan 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Với nhận định tình hình thị trường thép như hiện nay, việc ngành logistics hưởng lợi từ sự tăng trưởng của ngành thép là rất lớn. Các chuỗi dịch vụ từ vận chuyển nội địa, thủ tục hải quan và vận tải quốc tế các mặt hàng này đều có sức tăng trưởng cao. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam có thể phát huy tiềm lực cạnh tranh và tập trung phát triển dịch vụ logistics riêng cho ngành thép như: đầu tư xe mooc sàn, ký hết hợp đồng mua bán cước với các hãng tàu để có giá cước cạnh tranh…

Sản xuất thép tại Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - Ảnh: CAO THĂNG

Song song với những thuận lợi từ việc phát triển vượt bậc về kinh ngạch xuất khẩu thép là thách thức không kém đối với các công ty giao nhận, khi chi phí vận chuyển nội địa hàng thép tại Việt Nam còn khá cao, việc tăng sản lượng đột ngột mà hạ tầng chưa được đầu tư kịp thời, dẫn đến thiếu hụt về Phương tiện vận chuyển. Hay phải kể đến khó khăn tiêu biểu nhất của thị trường logistics trong thời gian vừa qua đó là việc thiếu hụt container nghiêm trọng dẫn đến giá cước tăng vọt…

Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành thép trong năm 2021, các chuyên gia cho rằng, cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới, góp phần tạo đà tăng trưởng cho ngành logistics Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

 Mạch Vi

Số liệu tham khảo nguồn: